Luật bóng đá là gì? Tìm hiểu luật bóng đá cơ bản cho fan bóng đá

Bóng đá được xem là môn thể thao vua vì có lượng fan hâm mộ đông đảo trên toàn thế giới. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và biết về luật bóng đá. Hãy cùng gafin.vn tìm hiểu các điều luật bóng đá cơ bản ở bài viết này. 

I. Tìm hiểu khái niệm luật bóng đá là gì?

Luật bóng đá là 1 hệ thống các quy định được áp dụng trong các trận đấu trong và ngoài nước. Luật được ban hành bởi IFAB (International Football Association Board) – Ủy ban Bóng đá Quốc Tế, các cầu thủ, HLV và cả trọng tài đều phải nắm rõ các điều luật này để tránh bị vi phạm trong quá trình thi đấu, cũng như để trở thành những HLV và cầu thủ chuyên nghiệp.
luat-bong-da-la-gi-tim-hieu-luat-bong-da-co-ban-cho-fan-bong-da

Các điều luật được đưa ra là cơ sở cho các trận đấu được diễn ra một cách công bằng. Không chỉ cầu thủ hay HLV, trọng tài mới cần nắm được luật bóng đá mà người hâm mộ cũng nên tìm hiểu luật bóng đá để trở thành 1 người xem bóng, chơi bóng văn minh, chuyên nghiệp. 

Theo luật bóng đá có 2 trạng thái bóng chính trên sân là bóng động và bóng chết. Thời gian bóng động được tính từ thời điểm các cầu thủ bắt đầu phát bóng ra giữa sân cho đến khi bóng rơi ra ngoài khu vực sân đấu, còn nếu trận đấu bị ngừng do quyết định của trọng tài khi cầu thủ bị phạm lỗi, chấn thương hoặc những tình huống khác, khi đó bóng rơi vào trạng thái bóng chết. 

II. Những điều luật bóng đá cơ bản 

Để hiểu hơn về các điều luật bóng đá cơ bản, các bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây.

1. Luật sân bóng

luat-bong-da-la-gi-tim-hieu-luat-bong-da-co-ban-cho-fan-bong-da
Luật sân bóng

Sân bóng đá được thiết kế hình chữ nhật với kích thước chiều dài 105m, chiều rộng 68m. Đường biên dọc là 2 đường biên giới dài hơn chiều dọc của sân, 2 đường còn lại gọi là đường biên ngang. Đường thẳng nằm giữa sân chia sân thành 2 nửa bằng nhau được gọi là đường giữa sân.

Các cầu thủ sẽ được chia thành 2 đội, mỗi đội 1 nửa sân, họ có nhiệm vụ bảo vệ phần sân của đội mình và tấn công lên nửa sân còn lại nhằm ghi bàn vào lưới đối phương. Hình tròn với bán kính 9m15 nằm giữa sân gọi là vòng trung tâm, tâm hình tròn là điểm xuất phát đầu trận và mỗi khi có đội ghi được bàn thắng. 

Khu vực cầu môn được nằm giữa 2 đường biên ngang ở đầu và cuối sân. Khung thành cao 2.44m, rộng 7.32m. Vùng bao quanh khung thành được gọi là vùng cấm địa rộng 16m50, thủ môn có thể dùng tay bắt bóng ở khu vực này. Còn lại các cầu thủ nếu bị phạm lỗi ở khu vực này sẽ bị thổi penalty, quả đá phạt sẽ được thực hiện trên chấm tròn cách khung thành 11m. 

Cách khung thành sẽ có 1 khung thành nhỏ được gọi là khu vực 5m50, đây là nơi thực hiện những cú sút bóng lên của thủ môn, xung quanh sân có 4 góc, đó cũng là 4 chấm phạt góc. 

2. Quy luật về quả bóng

Bóng được sử dụng trong các trận đấu đều được làm bằng da hoặc chất liệu tương tự. Size bóng sẽ được đánh dấu theo các số từ 1-5, cơ to nhất là size 5 được áp dụng vào các trận đấu chuyên nghiệp. Size lớn được áp dụng cho các cầu thủ từ 15 tuổi trở lên và có trọng lượng khoảng 450g. Chu vi trái bóng khoảng 70cm, nén dưới áp suất 0.6 đến 1.1, tùy theo từng độ tuổi mà sẽ lựa chọn bóng có kích thước phù hợp để chơi. 

3. Luật số lượng người thi đấu

Theo tiêu chuẩn, mỗi trận đấu sẽ có 22 người trên sân, mỗi đội có 10 cầu thủ và 1 thủ môn. Nếu một đội phải nhận từ 3 thẻ đỏ trở lên thì sẽ bị xử thua và trận đấu kết thúc. Theo Liên đoàn bóng đá thế giới, mỗi đội chỉ được phép thay đổi tối đa 3 cầu thủ nên ngoài những cầu thủ có tên trong danh sách thi đấu thì mỗi đội sẽ được điền tên thêm những cầu thủ ngồi dự bị. 

Còn nếu những trận đấu giao hữu thì các cầu thủ được thay không giới hạn. Mỗi đội có thể thay đổi số lượng cầu thủ tùy theo yêu cầu, những cầu thủ được thay ra thì không cần được phép trở lại trên sân. 

4. Luật về trang phục cho các cầu thủ

luat-bong-da-la-gi-tim-hieu-luat-bong-da-co-ban-cho-fan-bong-da
Luật về trang phục cho các cầu thủ

Trang phục của các cầu thủ gồm có giày, quần áo, tất chân. Giày được sử dụng là giày bóng đá chuyên dụng, các cầu thủ phải dùng tất chân để bảo vệ ống chân. Tất cả các cầu thủ sẽ mặc đồng phục giống nhau gồm quần ngắn, áo cộc hoặc dài. Chỉ có thủ môn là sẽ mặc đồng phục riêng để có thể phân biệt với các cầu thủ khá trong đội.

Bên cạnh đó các thủ môn còn được trang bị thêm găng tay để bắt bóng. 2 đội cùng thi đấu thì bắt buộc phải có những trang phục khác nhau về cả màu sắc và hình dáng để không bị nhầm lẫn. Đặc biệt là cầu thủ không được đeo trang sức khi ra sân. Nếu cầu thủ nào không đạt yêu cầu về trang phục thì sẽ không được ra sân thi đấu. 

5. Quy luật về trọng tài chính

luat-bong-da-la-gi-tim-hieu-luat-bong-da-co-ban-cho-fan-bong-da
Quy luật về trọng tài chính

Mỗi một trận đấu sẽ có 1 trọng tài bắt chính, có nhiệm vụ di chuyển trên sân để giám sát được tất cả các cầu thủ, đồng thời trọng tài bắt chính cũng là người có thẩm quyền cao nhất để đưa ra những quyết định như thẻ phạt, dừng trận đấu, kết thúc trận đấu..

Trọng tài bắt chính cần phải đảm bảo trận đấu diễn ra thật công bằng và đúng với các quy định được đưa ra, vì thế mỗi hành động cũng như lời nói, quyết định của trọng tài đều được xem là luật. Các cầu thủ có thể bị phạt nếu như tranh cãi hay tỏ thái độ với những quyết định của trọng tài. 

Trọng tài cũng sẽ có trang phục riêng gồm quần áo, giày, tất.. Trang phục này cũng có màu sắc khác với 2 đội bóng đang thi đấu trên sân để tránh bị nhầm lẫn, ngoài ra còn được trang bị thêm 1 chiếc còi riêng và cả những thẻ phạt để điều khiển trận đấu. Tùy vào các lỗi mà trọng tài sẽ rút thẻ, nếu lỗi nhẹ thì phạt thẻ vàng, lỗi nặng thì rút thẻ đỏ và buộc phải rời sân. 

6. Luật về các trợ lý trọng tài

Tất cả các trợ lý trọng tài đều có nhiệm vụ hỗ trợ trọng tài chính điều khiển trận đấu, thường thì sẽ có 2 trợ lý trọng tài đứng ở 2 đường biên ở phần sân mỗi đội, họ còn được gọi là trọng tài biên với trang phục giống với trọng tài bắt chính nhưng không có còi. 

Tuy nhiên họ sẽ được trang bị 1 chiếc cờ hình tam giác để khi phát hiện cầu thủ trong sân vi phạm họ sẽ dùng lá cờ này phất lên để thông báo cho trọng tài bắt chính. Ngoài ra họ còn có nhiệm vụ kiểm tra xem bóng có đi ra khỏi đường biên hay đã vào khung thành hay chưa. 

7. Luật đảm bảo thời gian thi đấu

luat-bong-da-la-gi-tim-hieu-luat-bong-da-co-ban-cho-fan-bong-dav
Luật đảm bảo thời gian thi đấu

Mỗi trận đấu sẽ có 90 phút thi đấu chính thức, được chia thành 2 hiệp đấu, mỗi hiệp 45 phút. Hết hiệp thứ nhất cả 2 đội sẽ được nghỉ giải lao khoảng 15 phút rồi bước vào hiệp 2. Đây là thời gian được quy định để cho các cầu thủ nghỉ ngơi và lắng nghe chỉ đạo của các HLV. Bên cạnh đó mỗi hiệp đấu sẽ có 1 khoảng thời gian bù giờ nếu có cầu thủ bị chấn thương hoặc bóng lăn ra ngoài đường biên.

Nếu những trận đấu thuộc vòng loại trực tiếp mà chung cuộc 2 đội hòa nhau sau 90 phút thi đấu chính thức thì cả 2 đội sẽ phải bước vào hiệp phụ. Mỗi hiệp phụ sẽ kéo dài 15 phút, và khi hết mỗi hiệp các đội sẽ chuyển sang thi đấu luôn chứ không nghỉ giải lao như hiệp đá chính. 

III. Kết luận

Trên đây là những quy định về luật bóng đá cơ bản mà các bạn nên biết, mong rằng những thông tin này sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về bóng đá. Cùng theo dõi trang web của chúng tôi để tìm hiểu thêm những thông tin phim ảnh hay ho và bổ ích nhé.