V-League là gì? Tìm hiểu thể thức thi đấu của V-League

Nếu bạn thường xuyên theo dõi các giải đấu bóng đá Việt Nam thì chắc chắn sẽ biết đến V-League. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa biết V-League là gì? Cách thức thi đấu, tổ chức của giải đấu này ra sao? Vì thế ở bài viết này gafin.vn sẽ giải thích chi tiết để các bạn hiểu hơn về giải đấu này. 

I. Giải V-League là gì? 

V-League là tên gọi viết tắt của giải bóng đá vô địch Quốc gia. Ở Việt Nam đây cũng là giải đấu cao cấp nhất trong hệ thống các giải đấu chuyên nghiệp. Năm 1980, VFF đã đứng ra tổ chức mùa giải đầu tiên của V-League. Tính đến nay cũng được hơn 40 năm phát triển với nhiều lần thay đổi về thể thức thi đấu.
v-league-la-gi-tim-hieu-the-thuc-thi-dau-cua-v-league

Giai đoạn từ năm 2000-2001 là cột mốc đáng nhớ vì ban tổ chức cho phép các cầu thủ mang quốc tịch người nước ngoài tham gia vào V-League. Năm 2012, công ty VPF có đề nghị đổi tên V-League thành Super League nhưng cái tên này chỉ được sử dụng trong 5 vòng đấu rồi lại thay đổi, tính đến nay giải vô địch quốc gia đã được đổi tên tới 6 lần. 

Năm 2013, VPF đã đưa ra thay đổi về tên viết tắt của giải bóng đá vô địch quốc gia và giải hạng Nhất quốc gia. Hệ thống V-League gồm có giải V-League 1, V-League 2 (giải hạng Nhất quốc gia), V-League 3. Các giải đấu này có thứ tự giảm dần. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ hiện đại nên V-League ngày càng tiếp cận đến với NHM dễ dàng hơn. 

II. Thông tin cơ bản về giải V-League
v-league-la-gi-tim-hieu-the-thuc-thi-dau-cua-v-league

1. Lịch sử hình thành và phát triển của giải V-League

Giải vô địch quốc gia V-League đầu tiên được tổ chức vào năm 1980 với sự tham gia của 17 đội chia thành 3 khu vực. Đội đầu bảng mỗi khu vực được thi vòng chung kết để xác định nhà vô địch của mùa giải đó. 

Thể thức thi đấu từ năm 1995 cũng được thay đổi theo thể thức đá vòng tròn chia 2 lượt đi và về như hiện tại. Riêng ở mùa giải 1996, sau khi thi vòng tròn 2 trận lượt đi và về, 6 đội đầu bảng đá vòng tròn 1 lượt tranh chức vô địch. Còn 6 đội đứng cuối bảng cũng thi theo thể thức tương tự để chọn ra 2 đội có thành tích kém quá để xuống hạng. 

Từ năm 1997 đến nay vẫn áp dụng thể thức thi đấu theo vòng tròn lượt đi và về. Tùy theo số đội tham dự mỗi mùa giải sẽ có 1 đội bị xuống hạng. Từ năm 2000, giải đấu này bắt đầu hoạt động chuyên nghiệp hơn và đổi tên thành V-League. Đến năm 2012, hàng loạt các đội bóng như HAGL, Đồng Tâm Long An, Khánh Hòa, Ninh Bình, Thanh Hóa dọa bỏ giải sau những cáo buộc liên quan đến công tác trọng tài. Khi đó CLB Hà Nội ACB là ông Nguyễn Đức Kiên cũng có những phản ứng quyết liệt. 

v-league-la-gi-tim-hieu-the-thuc-thi-dau-cua-v-league
Lịch sử hình thành và phát triển của giải V-League

Năm 2012, giải V-League được đổi tên thành Super Liga, nhưng cái tên này lại không được tồn tại lâu do VFF và tổng cục thể dục thể thao phản đối quyết liệt và sau đó giải được đổi tên thành V-League 1 và giải hạng nhất đổi thành V-League 2.

2. Giải V-League có bao nhiêu vòng đấu

Tùy theo số lượng đội bóng đăng ký tham dự mà VFF sẽ đưa ra quy định về số vòng đấu tại V-League. Trong 2 mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên chỉ có 10 đội đăng ký tham gia nhưng đến mùa giải tiếp theo đã có 12 đội. 

Mùa giải 2005, đã có tới 14 đội tham dự, con số này được duy trì đến tận năm 2020. Ban tổ chức cũng quyết định giữ nguyên số lượng đội tham gia mà không có ý định tăng thêm hay giảm đi. Tuy nhiên đến mùa giải V-League 2020, BTC quyết định tăng lên 26 vòng đấu và chia thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Có 13 vòng đấu
  • Giai đoạn 2: Có 7 vòng dành cho cho top 8 đội chiến thắng ở giai đoạn 1, 5 vòng cho top đua trụ hạng. 

3. Cách xếp hạng tại V-League

BTC sẽ dựa theo kết quả đối đầu của các đội ở các vòng đấu, bảng xếp hạng của giải đấu, căn cứ theo số điểm mà các đội có được để xếp hạng thứ tự các đội từ cao đến thấp. Nếu có 2 hay nhiều đội có cùng điểm số với nhau thì ban tổ chức sẽ xét đến những chỉ số như: 

  • Tổng số bàn thắng các đội có được
  • Kết quả đối đầu trực tiếp
  • Hiệu suất bàn thua các đội
v-league-la-gi-tim-hieu-the-thuc-thi-dau-cua-v-league
Cách xếp hạng tại V-League

4. Thể thức thi đấu 

V-League là giải vô địch bóng đá toàn quốc đầu tiên được tổ chức vào năm 1980 với sự tham gia của 17 đội bóng, được chia thành 3 khu vực. Đi đôi với việc thay đổi tên gọi thì V-League cũng có tới 3 lần thay đổi thể thức thi đấu. Từ những năm 80 – 95, các giải đấu được chia thành các khu vực Bắc – Trung – Nam. 

Mỗi bảng các đội sẽ thi đấu với nhau 2 lượt, 2 đội đứng đầu sẽ được bước vào vòng chung kết, còn những đội nào xếp cuối bảng mà không bị xuống hạng sẽ được đá vòng play-off. Năm 1996, V-League có 12 đội bóng tham dự được chia thành 2 lượt, 6 đội đầu bảng sẽ thi đấu với nhau để chọn ra đội vô địch còn 6 đội cuối bảng sẽ chọn ra 2 đội thua cuộc rồi loại ra. 

Từ năm 1997 -2003, V-League không chia bảng thi đấu nữa mà thi đấu xoay 2 vòng để tính điểm. Đội nào có điểm cao nhất sẽ giành được vô địch, đội đứng cuối bảng sẽ được tiếp tục tham gia giải đấu tới. 

Từ năm 1984- 2013, số đội bóng tham gia vào V-League cũng có sự thay đổi liên tục, từ năm 2014 trở lại ổn định hơn, đến bây giờ là có 14 đội. Sau khi tranh tài với nhau 23 vòng, đội nào có được điểm cao nhất sẽ giành vô địch. 

III. Những cầu thủ nổi trội ở V-League

Nếu bạn thường xuyên theo dõi các trận đấu tại V-League thì chắc chắn bạn sẽ có ấn tượng với 1 số cầu thủ. Sau đây là những cầu thủ nổi trội: 

1. Cầu thủ Nguyễn Tiến Linh

v-league-la-gi-tim-hieu-the-thuc-thi-dau-cua-v-league
Cầu thủ Nguyễn Tiến Linh

Nguyễn Tiến Linh (sinh năm 1997) là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đang chơi ở vị trí tiền đạo. Hiện Tiến Linh đang thi đấu cho CLB Becamex Bình Dương và ĐTQG.

Năm 2015, Tiến Linh giành danh hiệu Vua phá lưới vòng chung kết U19 quốc gia, sau đó là giành ngôi á quân U19 Đông Nam Á và hạng ba giải U19 châu Á 2016. 

2. Cầu thủ Nguyễn Quang Hải

v-league-la-gi-tim-hieu-the-thuc-thi-dau-cua-v-league
Cầu thủ Nguyễn Quang Hải

Nguyễn Quang Hải (sinh năm 1997) là cầu thủ tài năng nhất của bóng đá Việt Nam, hiện tiền vệ này đang thi đấu cho CLB Pau FC và ĐTQG. Năm 2018, anh giành Quả bóng vàng Việt Nam và Cầu thủ xuất sắc nhất Đông Nam Á 2019. Năm 2014, 2015 và 2016, Quang Hải giành vô địch giải bóng đá U19 quốc gia cùng CLB Hà Nội. Năm 2016, Quang Hải vô địch giải bóng đá U19 quốc gia và vô địch U21 quốc gia lần thứ 3.

Từ năm 2014, Quang Hải được đăng ký tham dự V-League, nhưng mãi đến năm 2015 tiền vệ này mới có trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên là giải hạng nhất cùng CLB Sài Gòn. Năm 2016 Quang Hải trở lại CLB Hà Nội chơi ở vị trí tiền vệ và tiền đạo giúp đội bóng này giành vô địch V-League 2016, 2018, 2019 và hạng 3 V-League 2017. 

3. Cầu thủ Nguyễn Văn Toàn

Văn Toàn sinh năm 1996, là cầu thủ chuyên nghiệp Việt Nam. Văn Toàn chơi ở vị trí tiền đạo, sau nhiều năm thi đấu cho HAGL, anh quyết định sang Hàn Quốc thi đấu. Văn Toàn được biết đến là cầu thủ có tốc độ, sáng tạo và tinh thần đồng đội cao. 

4. Cầu thủ Nguyễn Công Phượng

v-league-la-gi-tim-hieu-the-thuc-thi-dau-cua-v-league
Cầu thủ Nguyễn Công Phượng

Nguyễn Công Phượng sinh năm 1995 từng là tiền đạo của HAGL thi đấu ở V-League. Anh được coi là cầu thủ xuất sắc nhất thế hệ của anh nhờ kỹ năng và khả năng gây đột biến. Hiện tại Công Phượng đang sang Nhật thi đấu.

III. Tổng kết

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những thông tin cơ bản về giải V-League. Mong rằng bài viết này sẽ thúc đẩy thêm tình yêu bóng đá nước nhà của NHM. Các bạn có thể theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bản tin thông tin hữu ích khác.