Tìm hiểu các vị trí trong bóng đá: Tên gọi, ký hiệu, vai trò và ý nghĩa của từng vị trí

Trong bóng đá có rất nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí lại có nhiệm vụ khác nhau. Vì thế không phải ai cũng biết cầu thủ đó chơi ở vị trí nào trên sân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của xoilac.

I. Tìm hiểu các vị trí cơ bản trong bóng đá

Một đội hình thi đấu của các đội bóng thì đều cần có 4 vị trí cơ bản đó là:

  • Thủ môn (GK)
  • Hậu vệ (DF) gồm có (hậu vệ trung tâm (trung vệ), hậu vệ quét, hậu vệ biên, hậu vệ tấn công)
  • Tiền vệ (MF) gồm (tiền vệ phòng ngự, tiền vệ trung tâm, tiền vệ chạy cánh, tiền vệ tấn công)
  • Tiền đạo (FW)

1. Vị trí thủ môn (GK)

tim-hieu-cac-vi-tri-trong-bong-da-ten-goi-ky-hieu-vai-tro-va-y-nghia-cua-tung-vi-tri
Vị trí thủ môn

Thủ môn là người trấn giữ khung thành, hay còn được gọi là thủ thành, người gác đền. Thủ môn là người chơi ở vị trí cuối cùng của hàng hậu vệ, giữa hàng tấn công của đối phương và khung thành/hàng phòng ngự của đội mình với nhiệm vụ chính là bảo vệ khung thành đội nhà, ngăn cản không cho đối phương ghi bàn thắng.

Vị trí thủ môn khá đặc biệt khi họ là cầu thủ duy nhất có quyền động vào bóng bằng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Mỗi đội bóng cần có 1 thủ môn. Thủ môn phải mặc áo khác hoàn toàn so với các cầu thủ đội nhà, đội khách và cả trọng tài, thủ môn đối phương, thường thì thủ môn sẽ mang áo số 1 trong đội bóng.

2. Vị trí hậu vệ (DF)

tim-hieu-cac-vi-tri-trong-bong-da-ten-goi-ky-hieu-vai-tro-va-y-nghia-cua-tung-vi-tri
Vị trí hậu vệ biên

Là cầu thủ chơi ở phía sau hàng tiền vệ, hỗ trợ thủ môn ngăn không cho đối phương ghi bàn. Hiện tại có 4 loại hậu vệ như sau:

  • Trung vệ (CB): Mỗi đội thường có 2 trung vệ chơi ở giữa hàng hậu vệ đứng chắn trước thủ môn để ngăn chặn tiền đạo hoặc các cầu thủ khác của đối phương, không cho ghi bàn, và đưa bóng ra khỏi khu vực cấm địa.
  • Hậu vệ quét (SW): Nhiệm vụ của hậu vệ quét là phòng thủ, lùi sâu nhất để bọc lót, sửa lỗi sai cho các hậu vệ đá trên. Ngoài ra hậu vệ quét cũng là người tạo ra các đường chuyền bóng phản công.
  • Hậu vệ biên (LB/FB/RB): Hậu vệ biên đứng ở nhiều vị trí phòng thủ khác nhau để ngăn cầu thủ đối phương chuyền bóng/ tạt bóng vào vùng cấm địa. Kèm cặp tiền đạo đối phương không cho dâng lên tấn công.
  • Hậu vệ biên tấn công (WB/LWB): Đây là một trong những vị trí rất quan trọng trong đội hình, các cầu thủ chơi ở vị trí này thường có thể lực tốt để có thể tạt bóng và phòng thủ hiệu quả.

3. Vị trí tiền vệ

Là những cầu thủ chơi ở phía dưới tiền đạo và phía trên hậu vệ với nhiệm vụ chính là giành bóng từ đối phương, phát động tấn công để đưa bóng lên cho tiền đạo, hoặc tự mình ghi bàn. Thỉnh thoảng tiền vệ cũng lùi về phòng ngự.

tim-hieu-cac-vi-tri-trong-bong-da-ten-goi-ky-hieu-vai-tro-va-y-nghia-cua-tung-vi-tri
Vị trí tiền vệ

Tiền vệ thường là những cầu thủ tiêu tốn thể lực nhất trên sân do khoảng cách mà họ phải di chuyển trong trận đấu rất lớn, vì có lúc họ phải lùi về phía sau để phòng thủ, hoặc phải tiến lên phía trước để tấn công cùng với tiền đạo. Tùy vào vai trò và vị trí trong các đội hình thi đấu thì sẽ có các kiểu tiền vệ như sau:

  • Tiền vệ trung tâm (CM): chơi ở vị trí khu trung tuyến – – nơi có tầm nhìn bao quát trận đấu, và giữ nhiều vai trò khác nhau trên sân, đặc biệt là việc tổ chức tấn công.
  • Tiền vệ phòng ngự (DM): Đứng trên hàng hậu vệ với vai trò hỗ trợ hậu vệ để phòng ngự, ngăn cản đối phương ghi bàn thắng. Đây là một vị trí mang tính chuyện nghiệp cao, và đòi hỏi ở cầu thủ đảm nhiệm những khả năng cũng như tố chất riêng biệt.
  • Tiền vệ kiến thiết từ tuyến dưới (DLM): Là các tiền vệ phát động tấn công từ vị trí thấp, ít phải chịu sức ép từ các vị trí phòng ngự của đối phương và có thời gian quan sát để tung ra những đường chuyền chính xác cho đồng đội ở mọi cự ly.
  • Tiền vệ đa năng (BBM): Có khả năng di chuyển cơ động khắp mặt sân, đảm đương được nhiều vị trí khác nhau trên sân.
  • Tiền vệ tấn công (AM): Chơi ở vị trí cao hơn một chút so với các tiền vệ ở vị trí khác, có nhiệm vụ chính là hỗ trợ việc ghi bàn thắng.
  • Tiền vệ cánh (LM, RM): Là tiền vệ tấn công nhưng có vị trí rộng dọc theo hai bên đường biên dọc

4. Vị trí tiền đạo

Vị trí này chơi cao nhất trong đội hình và thường đứng gần khung thành của đối phương nhất, không cần phải lùi về sân nhà và có trách nhiệm là ghi bàn cho đội bóng của mình.

tim-hieu-cac-vi-tri-trong-bong-da-ten-goi-ky-hieu-vai-tro-va-y-nghia-cua-tung-vi-tri
Vị trí tiền đạo

Một đội bóng thường có 2 đến 3 tiền đạo, đây là vị trí rất khó khăn vì hay vị các hậu vệ đối phương ngăn cản, dễ bị chấn thương nhất.

Vị trí tiền đạo gồm có:

  • Tiền đạo trung tâm (tiền đạo cắm): Tiền đạo cắm thường xuất hiện trong các đội hình chỉ sử dụng một tiền đạo trung tâm: 4-2-3-1, 4-5-1.. Mỗi đội bóng thường chỉ có một tiền đạo trung tâm đứng ở tuyến trên để đón bóng, họ thường không di chuyển nhiều mà chỉ đứng chờ bóng và kiếm bàn thắng cho đội nhà.
  • Tiền đạo thường: Tiền đạo thường di chuyển nhiều, thoải mái và linh hoạt hơn tiền đạo trung tâm, tiền đạo có thể lùi về phần sân nhà để kiếm bóng khi cần.
  • Tiền đạo hộ công: Có nhiệm vụ thu hồi bóng phát động tấn công hỗ trợ tiền đạo trung tâm chơi thấp hơn ST.
  • Tiền đạo cánh: Là tiền đạo chơi 2 bên cách giống tiền vệ cánh nhưng không tham gia phòng ngự chỉ tham gia tấn công nhiều hơn. Tiền đạo cánh là một cầu thủ tấn công, người thường đứng ở một vị trí rộng gần đường biên

II. Tổng kết

Trên đây là các vị trí trong bóng đá bạn cần biết để hiểu hơn khi xem bóng đá, hoặc tham gia các trận bóng giao hữu cùng bạn bè. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bóng đá hữu ích. Các bạn có thể cập nhật tin tức bóng đá mới nhất bằng cách theo dõi trang web của chúng tôi. 

About the Author