Chia sẻ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đầy đủ dưỡng chất giúp bé tăng cân 

Bé nhà bạn đang bước vào giai đoạn ăn dặm và bạn còn loay hoay chưa biết cách lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi như nào để vừa dễ làm, vừa đầy đủ dưỡng chất giúp bé tăng cân đều đặn? Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ chia sẻ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dưới đây để bạn tham khảo. 

I. Thành phần dinh dưỡng cần có trong thực đơn cho bé 7 tháng tuổi

Nếu như trong 6 tháng đầu bé chỉ cần bú sữa mẹ là đã có đầy đủ các dưỡng chất thì từ tháng thứ 7 trở đi bé bắt đầu cần bổ sung thêm 1 số dưỡng chất từ các loại thực phẩm hàng ngày. Đó cũng là lúc các mẹ phải bước vào cuộc chiến ăn dặm cùng con. Một bữa ăn của bé 7 tháng tuổi không cần nhiều nhưng phải đảm bảo có đầy đủ 3 thành phần là chất xơ, tinh bột, chất đạm…

chia-se-thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-day-du-duong-chat-giup-be-tang-can
Một bữa ăn của bé 7 tháng tuổi cần có đầy đủ 3 thành phần là chất xơ, tinh bột, chất đạm

Bên cạnh đó các mẹ còn có thể kết hợp các loại trái cây, rau củ vào khẩu phần ăn hàng ngày. Với bé 7 tháng tuổi các bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần, tốt nhất là ăn 4 lần trong ngày. Mỗi lần chỉ nên ăn 2-3 muỗng cà phê là đủ. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng thì dạ dày bé 7 tháng tuổi chưa hoạt động được nhiều nên ăn dặm chỉ là cách giúp đường ruột được tiếp xúc, làm quen với các dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ, tránh nguy cơ bị dị ứng, thiếu chất.

Ngoài ra, trẻ ngoài 6 tháng tuổi là đã bắt đầu mọc răng sữa nên ngoài các bữa ăn toàn bột thì mẹ nên cho ăn đồ ăn thô như rau củ quả luộc mềm, hoa quả mềm cho bé nhấm nháp làm quen với đồ ăn, giúp việc ăn uống của con trở nên đa dạng và thú hơn. Vậy bé 7 tháng tuổi có thể ăn những gì?

  • Cần bổ sung chất đạm: Từ tháng tuổi thứ 7 trở đi mẹ có thể bổ sung chất đạm vào thực đơn ăn uống của con. Một số loại thực phẩm có thể sử dụng ở giai đoạn này là thịt lợn, đậu phụ, thịt gà, cá trắng, thịt bò.. Tuy nhiên chỉ dùng lượng cực ít thôi nhé. 
  • Trái cây: Đây là những thực phẩm bổ sung nguồn vitamin C dồi dào cho bé, cách làm cũng đơn giản, mẹ có thể vắt nước cam, ghiền hoa quả mềm cho bé ăn.. 
  • Rau xanh, củ quả: Rau xanh và các loại củ cung cấp chất xơ rất tốt cho cơ thể bé, hầu như các loại rau xanh đều tốt và có thể dùng được. Tuy nhiên các bạn có thể dùng cải bó xôi, rau ngót, rau dền, khoai lang, bí ngô, ngô ngọt.. có thể xay nhuyễn nấu cùng với cháo. 

II. Những nguyên tắc cơ bản khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

chia-se-thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-day-du-duong-chat-giup-be-tang-can
Bé từ 7 tháng tuổi cần thực đơn ăn dặm có đầy đủ các dưỡng chất

Bé từ 7 tháng tuổi ít phụ thuộc vào sữa nên thực đơn ăn dặm cũng cần phải đa dạng để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp bé tăng cân đều đặn. Các mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi.

1. Phải đảm bảo đủ các chất

Như đã nói ở trên, bé 7 tháng tuổi cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất có đạm, tinh bột, vitamin, chất xơ.. các mẹ có thể kết hợp 1 bữa ăn cả ngọt và mặn để bé thay đổi khẩu vị, kích thích ăn ngon miệng hơn. Các mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Với các loại hải sản như tôm, cua chỉ nên cho bé ăn thử 1 lượng nhỏ, tránh dị ứng
  • Nên dùng ức gà để nấu bột vì phần thịt này mềm và có nhiều dinh dưỡng nhất
  • Thịt lợn thì nên dùng thịt nạc hoàn toàn, chọn thịt thăn sẽ ngon và mềm hơn
  • Với cá thì nên chọn các loại cá thịt trắng như cá chép, cá lóc cho an toàn

2. Cung cấp lượng thức ăn phù hợp với cân nặng

Cân nặng và thức ăn có mối liên hệ với nhau khá chặt chẽ, vì thế các mẹ cần lưu ý để không bổ sung quá nhiều hoặc quá ít nhé. Một bé 8kg chắc chắn cần nạp lượng thức ăn khác với bé 10kg. Vì thế hãy cân đo cân nặng của con thường xuyên để thay đổi chế độ ăn phù hợp. 

Nếu con ăn dặm 2 tháng mà không tăng cân hoặc tăng ít thì chắc chắn thực đơn mẹ chuẩn bị đang bị thiếu hụt loại chất dinh dưỡng nào đó. 

3. Cho con ăn đúng giờ

Ăn đúng giờ cũng là 1 nguyên tắc cực kỳ quan trọng giúp bé ăn ngon miệng và tăng cân đều đặn hơn. Vì thế các mẹ hãy cố gắng cho con ăn theo 1 chế độ khoa học. Trong thời gian ăn dặm chỉ nên cho uống từ 600-700ml sữa/ ngày. Đặc biệt đồ ăn của con dưới 12 tháng mẹ không nên cho các loại gia vị vào. Chỉ nên nấu không vị cho bé làm quen dần, tốt cho hệ tiêu hóa của con. 

III. Một số thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ tăng cân

Có thể nói thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi là rất đa dạng, vì mỗi mẹ sẽ có 1 cách chăm sóc con khác nhau sao cho phù hợp. Tuy nhiên gafin.vn sẽ chọn lọc ra 1 số thực đơn tốt nhất phù hợp cho các bé mới tập ăn dặm cho các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ: 

1. Nấu cháo thịt bò

chia-se-thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-day-du-duong-chat-giup-be-tang-can
Nấu cháo thịt bò nấm

Nguyên liệu cần có: 

  • Cháo trắng: 1 lượng vừa đủ
  • Thịt bò: khoảng 20-30g
  • Ngô bao tử, nấm rơm, dầu oliu và phô mai

Cách nấu:

  • Rửa sạch thịt bò và các loại rau củ nấu kèm với nước sạch, rồi sau đó thái nhỏ tất cả 
  • Cho nồi lên bếp, để lửa ở chế độ vừa rồi cho 1 -2 giọt dầu oliu vào và cho thịt bò vào đảo trước. Sau đó mới cho đến ngô, nấm.. vào xào chín. 
  • Nấu chín cháo rồi đổ hỗn hợp thịt và rau củ vào đảo đều. Khuấy thêm ít phút để cho cháo mềm nhuyễn cùng với các thực phẩm đi kèm. 
  • Tắt bếp cho phomai vào cho thơm. Lúc này là bạn có thể múc cháo ra chờ nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn như bột cho bé ăn. 

2. Bột tôm khoai mỡ

chia-se-thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-day-du-duong-chat-giup-be-tang-can
Bột tôm khoai mỡ

Nguyên liệu:

  • Tôm thịt: tầm 4-5 con
  • Bột gạo tẻ: 25g
  • Khoai mỡ: 1 củ
  • Dầu ăn trẻ em/ dầu oliu: 1 thìa nhỏ

Cách thực hiện:

  • Làm sạch tôm rồi bóc bỏ vỏ cứng và chỉ tôm, sau đó băm nhuyễn
  • Gọt sạch bỏ khoai mỡ, ngâm qua nước để cho ra hết nhựa rồi đem hấp chín, rồi nghiền nhuyễn
  • Cho nước vào bột gạo khuấy đều sau đó cho lên bếp đun, cho tôm và khoai đã băm nhuyễn vào khuấy đều tay cho đến khi bột nở và chín đều, cho ít dầu oliu khuấy đều thêm vài lần là có thể tắt bếp, múc ra bát cho bé ăn. 

Lưu ý: các bạn có thể tăng lượng thức ăn nếu để nấu cho bé ăn nhiều bữa

3. Cháo sườn rau củ

chia-se-thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-day-du-duong-chat-giup-be-tang-can
Cháo sườn rau củ 

Nguyên liệu gồm có: 

  • Sườn non : 4-5 miếng
  • Bột gạo tẻ: 25g
  • Ngô, đậu Hà Lan, cà rốt
  • Dầu oliu hoặc dầu ăn trẻ em

Cách làm: 

  • Sườn non rửa sạch rồi cho vào hầm nhừ, sau đó đem gỡ lấy thịt xay nhuyễn
  • Ngô, cà rốt và đậu Hà lan cũng hấp chín rồi xay nhuyễn
  • Pha bột vào nước, khuấy đều cho bột tan rồi cho lên bếp đun, lưu ý khuấy liên tục cho bộ đỡ bị đóng dưới đáy nồi. 
  • Sau khi bột gần chín thì cho rau củ quả và thịt hỗn hợp vừa xay vào chờ sôi thêm vài phút cho chín hẳn mới tắt bếp, cho ít dầu ăn để nguội là bé có thể ăn liền. 

4. Cháo cá quả

chia-se-thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-tuoi-day-du-duong-chat-giup-be-tang-can

Cháo cá quả

  • Nguyên liệu:
    Cá quả: 1 miếng nhỏ tầm 20g
  • Bột gạo tẻ: 2-3 thìa cà phê
  • Dầu ăn, rau ngót

Cách làm:

  • Rửa sạch cá, rồi đem lên bếp hấp chín, nghiền nhỏ 
  • Rau ngót cũng xay nhỏ để lấy nước hòa với bột gạo, rồi cho lên bếp đun cho chín cả bột và rau cùng lúc
  • Sau đó cho cá quả đã nghiền vào đảo khoảng 2 phút rồi cho dầu ăn vào là có thể tắt bếp. 

III. Kết luận

Trên đây là 1 số thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi mà bạn có thể tham khảo để thay đổi bữa ăn cho bé hàng ngày cho đa dạng mà vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. Các mẹ cũng có thể điều chỉnh các nhóm thực phẩm khác sao cho phù hợp với nhu cầu của bé. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo mục tin tức của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.  

About the Author